Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Nguồn thu trên là từ hoạt động sản xuất, kinh doanh với hình thức ký hợp đồng với các doanh nghiệp ngoài nhà nước để thực hiện các dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Trong năm 2024 đơn vị bà Hằng ký hợp đồng tư vấn với công ty A, giá trị 500 triệu đồng, công ty A tạm ứng 250 triệu đồng. Đơn vị đã sử dụng 200 triệu đồng để mua thiết bị phục vụ lắp đặt tại công ty A.
Theo bà tìm hiểu, tại Điểm d Khoản 7 Điều 3 Luật Đấu thầu 22/2023/QH15 và Điểm 2 Điều 4 Chương II Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 thì 250 triệu đồng trên không thuộc nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập, nên khi sử dụng 200 triệu đồng để mua thiết bị không bắt buộc phải đấu thầu.
Bà Hằng hỏi, cách hiểu của bà có đúng hay không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 3 Luật Đấu thầu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình trong các trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ phi tư vấn phục vụ trực tiếp cho gói thầu mà đơn vị sự nghiệp công lập đã trúng thầu.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ phi tư vấn phục vụ trực tiếp cho gói thầu mà đã trúng thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Trường hợp mua sắm tài sản cố định phục vụ các gói thầu này và các gói thầu khác thì phải tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu.
Chinhphu.vn