• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'

(Chinhphu.vn) - Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” ra đời như một bước ngoặt quan trọng cho ngành hàng chiến lược quốc gia. Trong tiến trình chuyển đổi này, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN đang trở thành chìa khóa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người trồng lúa và hướng tới một nền nông nghiệp xanh - bền vững.

15/05/2025 16:15
Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'- Ảnh 1.

Mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của HTX Tiến Thuận (TP. Cần Thơ) - Ảnh: VGP/LS

Cơ giới hóa đồng ruộng, mô hình kinh tế tuần hoàn

Trong khuôn khổ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu ha lúa), Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) giữ vai trò đối tác kỹ thuật chủ chốt, phối hợp cùng Bộ NN&MT và các địa phương phát triển và thực hiện Đề án.

Theo đó, IRRI đã xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp, đang được áp dụng trong Đề án 1 triệu ha lúa cho toàn vùng ĐBSCL; hỗ trợ Bộ NN&MT xây dựng công cụ và thí điểm triển khai hệ thống giám sát, báo cáo và kiểm tra (MRV) để theo dõi, đo lường hiệu quả giảm phát thải.

Từ năm 2024, IRRI đã phối hợp triển khai 7 mô hình thí điểm tại các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp (mỗi mô hình 50 ha), với một số hỗ trợ chính, như: Tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác 1 triệu ha, nâng cao hiệu quả và giảm phát thải, như áp dụng tưới ngập khô xen kẽ (AWD) kết hợp công nghệ đo mực nước - thời gian thực dựa vào cảm biến, công nghệ sạ hàng kết hợp vùi phân, bón phân đúng, quản lý dịch hại tổng hợp, thu hoạch, và quản lý rơm ra theo hướng nông nghiệp tuần hoàn.

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ NN&MT) cho hay, Đề án 1 triệu ha lúa đến nay đã ghi nhận những bước tiến tích cực cả về mặt kỹ thuật lẫn sự đồng hành, tham gia và ủng hộ từ nhiều đối tác - từ người nông dân, doanh nghiệp tư nhân, cơ quan hoạch định chính sách đến các tổ chức quốc tế.

Theo bà Thu Hương, IRRI đang hỗ trợ Bộ NN&MT xây dựng quy trình kỹ thuật cho Đề án, đồng thời phát triển và ứng dụng các công nghệ canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp, như sử dụng giống lúa cải tiến, cơ giới hóa gieo sạ kết hợp vùi phân, quản lý nước tối ưu, quản lý dinh dưỡng cân đối và theo vùng chuyên biệt... Bên cạnh đó, IRRI còn hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng rơm rạ sau thu hoạch, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường.

"Với sự hỗ trợ đồng bộ từ IRRI, cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân, chúng tôi tin tưởng rằng Đề án sẽ được triển khai hiệu quả, góp phần chuyển đổi nền sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao thu nhập cho nông dân, bảo đảm chất lượng - xanh - bền vững, đồng thời khẳng định vị thế gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế", bà Hương nói.

Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'- Ảnh 2.

TS. Robert Caudwell, Trưởng đại diện IRRI tại Việt Nam - Ảnh: VGP/LS

Trả lời Báo Điện tử Chính phủ, TS. Robert Caudwell, Trưởng Đại diện IRRI tại Việt Nam đánh giá: Đề án 1 triệu ha lúa, một sáng kiến quan trọng không chỉ với nền nông nghiệp Việt Nam mà còn với an ninh lương thực toàn cầu. Trong khuôn khổ Đề án này, với đội ngũ các nhà khoa học quốc tế nhiều kinh nghiệm, IRRI đã và đang hỗ trợ Bộ NN&MT xây dựng quy trình kỹ thuật 1 triệu ha cùng với các công nghệ lúa chất lượng cao, phát thải thấp như giống, cơ giới hoá gieo sạ kết hợp vùi phân, quản lý nước tối ưu, quản lý dinh dưỡng cân đối và theo vùng chuyên biệt...

Kết quả từ các mô hình thí điểm hiện nay cho thấy các lợi ích gồm: Giảm 30-50% lượng giống gieo sạ; 30-40% lượng phân bón đạm (N)/ha; giảm 3–4 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tiết kiệm 30-40% nước tưới; năng suất tăng hơn 5%; lợi nhuận tăng trên 5 triệu đồng/ha; phát thải CO₂e giảm trung bình 6 tấn/ha; nầu như tất cả lúa sản xuất từ mô hình được bao tiêu giá cao hơn thị trường 200-300 đồng/kg.

Giảm chi phí, thích ứng với biến đổi khí hậu

Kết quả của việc áp dụng các quy trình sản xuất cho thấy, tại Trà Vinh, tổng chi phí sản xuất lúa diện tích áp dụng trong mô hình thấp hơn so với chi phí ngoài mô hình là 14%, nhưng lợi nhuận trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình 20%. Tại Sóc Trăng và Đồng Tháp, ước tổng chi phí sản xuất lúa diện tích áp dụng trong mô hình thấp hơn so với chi phí ngoài mô hình là 20% và lợi nhuận trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình 12%...

Đối với cơ giới hóa và xử lý rơm rạ đã đẩy mạnh hỗ trợ các giải pháp toàn diện như cơ giới hóa đồng ruộng với việc ứng dụng máy gieo sạ kết hợp vùi phân chính xác, giảm lượng giống và phân bón sử dụng, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Đồng thời, xử lý rơm rạ sau thu hoạch đã được phổ biến các mô hình theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, tăng thu nhập, giảm phát thải và thân thiện môi trường, như sản xuất phân hữu cơ từ rơm rạ áp dụng cơ giới hoá tích hợp công nghệ sinh học, trồng nấm rơm...

Các giải pháp này không chỉ giảm phát thải mà còn tạo ra giá trị gia tăng, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập từ phụ phẩm nông nghiệp.

Để phát triển bền vững, Đề án 1 triệu ha lúa không chỉ tập trung vào tăng năng suất và chất lượng lúa gạo mà còn chú trọng việc thích ứng với biến đổi khí hậu - thách thức lớn đối với sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL, phát triển các bản đồ rủi ro và kế hoạch thích ứng cho sản xuất cây trồng. Công cụ này đã và đang được triển khai hiệu quả tại 5 khu vực của Việt Nam, trong đó có ĐBSCL.

Bên cạnh đó, tích cực lai tạo và chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như hạn, mặn và ngập úng, góp phần tăng cường khả năng thích ứng của ngành lúa gạo Việt Nam.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ nhận định: Kết quả triển khai mô hình sản xuất lúa bền vững trên diện tích 50 ha, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, như sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân, quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD), bón phân cân đối theo nhu cầu cây trồng và quy trình canh tác lúa "1 phải, 5 giảm" (phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm thất thoát sau thu hoạch)... năng suất tăng gần 0,7 tấn/ha, chi phí giảm khoảng 1 triệu đồng/ha, quan trọng nhất là mức phát thải khí nhà kính giảm từ 2 đến 12 tấn CO₂/ha. Doanh nghiệp thu mua lúa với giá cao hơn thị trường, cho thấy tiềm năng hình thành chuỗi giá trị bền vững.

Hiện tại, Sở NN&MT Cần Thơ đã phối hợp với IRRI đánh giá mức độ áp dụng kỹ thuật của nông dân để có chính sách hỗ trợ, khen thưởng kịp thời, góp phần thúc đẩy việc canh tác xanh. Thời gian tới, Cần Thơ sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, mở rộng đào tạo và tăng cường kết nối thị trường, vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải của Việt Nam trong nông nghiệp.

Khoa học công nghệ mở đường cho Đề án 1 triệu ha lúa 'xanh'- Ảnh 3.

Các doanh nghiệp được trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu gạo Việt xanh, phát thải thấp cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/LS

'Gạo Việt xanh, phát thải thấp'

Một trong những điểm nhấn của Đề án là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xanh. Theo đó, IRRI và Bộ NN&MT xác định các trụ cột hợp tác dài hạn với việc phát triển mô hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp; tăng cường chuỗi giá trị lúa gạo với các phân tích chuyên sâu và công cụ số; hỗ trợ chính sách dựa trên bằng chứng và hệ thống tính toán định lượng giảm phát thải (MRV); xây dựng trung tâm kỹ thuật vùng hỗ trợ hợp tác xã và nông dân; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ và khuyến nông.

Theo đó, IRRI cũng đã hỗ trợ cho VIETRISA xây dựng nhãn hiệu gạo Việt xanh phát thải thấp và cấp chứng nhận sử dụng cho các doanh nghiệp tham gia Đề án 1 triệu ha lúa.

Đề cập đến hiệu quả của ứng dụng kỹ thuật trong thực hiện Đề án, PGS.TS. Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) cho biết: Hiện nay, triển khai thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa, IRRI đã phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&MT, VIETRISA và các đối tác trong xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, quy trình quản lý rơm rạ giảm phát thải theo nguyên tắc tuần hoàn và triển khai thực hiện thành công các mô hình thí điểm ở nhiều địa phương. Nhiều kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả như cơ giới hóa khâu gieo sạ, kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, quản lý sử dụng rơm rạ, tính toán định lượng giảm phát thải (MRV)...

Là người trực tiếp tham gia thực hiện Đề án, ông Nguyễn Hồng Thiện, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư Sang cho biết: Quá trình triển khai Đề án 1 triệu ha lúa, công ty đã đồng hành cùng IRRI để mang đến những giải pháp cơ giới hóa phù hợp với điều kiện canh tác thực tế.

Các thiết bị này không chỉ giúp giảm lượng giống, tiết kiệm phân bón, mà còn góp phần rút ngắn thời gian canh tác, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Quá trình cơ giới hóa này giúp giảm đáng kể phát thải khí nhà kính - một mục tiêu cốt lõi của Đề án hướng đến nền nông nghiệp xanh và bền vững.

"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, đổi mới và đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngành lúa gạo, góp phần nâng cao giá trị chuỗi sản xuất, đời sống người dân và vị thế lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế", ông Thiện nói.

Ông Cao Tiến Khải, Chủ nhiệm HTX Tiến Thuận (TP. Cần Thơ) chia sẻ: Khi Đề án 1 triệu ha lúa được triển khai, chúng tôi lại càng nhận thấy lợi ích từ việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất và thực hành nông nghiệp tuần hoàn hiện nay.

Áp dụng mô hình đã giảm được 20-30% phân bón, giảm được 10-15% chi phí vật tư đầu vào, mà lợi nhuận lại tăng từ 1,3-6,2 triệu/ ha. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí CO₂ từ 2-6 tấn/ha.

Lê Sơn