Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Tại Khoản 26 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định “Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập báo cáo nghiên cứu tiến khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng”.
Tại Điều 151 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, cụ thể:
"1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập, thẩm tra dự án; cá nhân tham gia lập, thẩm tra dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng. Thành viên tham gia phải đủ năng lực hành nghề lập dự án phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng".
Tuy nhiên, tại Điểm b Khoản 3 Điều 2 Luật số 03/2016/QH14 về sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư đã bãi bỏ nội dung này.
Đồng thời, tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng không còn quy định về năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức lập, thẩm tra dự án.
Tại Điều 54 Luật Xây dựng 50/2014/QH13 quy định về nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm: Thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư dự án và một số nội dung khác. Theo đó, tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng về thiết kế xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ; các cá nhân, chủ trì, chủ nhiệm dự án cần có chứng chỉ hành nghề phù hợp với các lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.