• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiến nghị giảm tỷ lệ thương tật trong xếp hạng thương binh

(Chinhphu.vn) – Trợ cấp ưu đãi người có công được xây dựng căn cứ vào mức độ đóng góp, hy sinh của từng diện đối tượng, phù hợp với khả năng ngân sách của đất nước trong từng thời kỳ và cân đối trong tổng thể hệ thống chính sách xã hội nói chung.

08/02/2019 14:02

Theo ý kiến của cử tri tỉnh Hậu Giang, hiện đối tượng là người có công với cách mạng tham gia kháng chiến có tỷ lệ thương tật dưới 21% chỉ được hưởng trợ cấp một lần mà không được hưởng bất cứ chế độ gì khác. Cử tri đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét mở rộng diện hưởng trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng là người tham gia kháng chiến có tỷ lệ thương tật từ 15% đến dưới 21%, không nên cào bằng một mức là dưới 21%. Bởi vì, thực tế tỷ lệ thương tật từ 15% trở lên ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ; đời sống rất khó khăn, nhưng không được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cử tri tỉnh Hậu Giang như sau:

Trợ cấp ưu đãi người có công được xây dựng căn cứ vào mức độ đóng góp, hy sinh của từng diện đối tượng, phù hợp với khả năng ngân sách của đất nước trong từng thời kỳ và cân đối trong tổng thể hệ thống chính sách xã hội nói chung. Trên cơ sở đó, chính sách hiện hành chia ra nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và nhóm đối tượng hưởng trợ cấp một lần.

Đối với người có công: Nhóm hưởng trợ cấp hàng tháng là thương binh, người bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

Đối với các đối tượng xã hội khác: Nhóm hưởng trợ cấp hàng tháng là người khuyết tật bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ; người bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mức khởi điểm được hưởng trợ cấp hàng tháng của thương binh đã thuộc diện thấp nhất trong các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội nói chung và trợ cấp ưu đãi người có công nói riêng. Việc xem xét, giảm tỷ lệ thương tật trong xếp hạng thương binh để giải quyết trợ cấp hàng tháng phải đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tương quan với tổng thể chính sách xã hội hiện hành.

Chinhphu.vn