• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm gì khi bị ngân hàng "ép" mua bảo hiểm?

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Thế Mạnh (Cần Thơ) có liên hệ với một số ngân hàng để vay vốn. Tuy nhiên, nhân viên các ngân hàng đều cho biết, phải mua bảo hiểm nhân thọ thì mới giải ngân. Theo ông Mạnh tìm hiểu, đây là thực trạng nhiều năm qua, nếu khách hàng không mua bảo hiểm thì hồ sơ vay không được duyệt.

31/10/2022 08:02

Ông Mạnh đề nghị cơ quan chức năng xem xét, xử lý vấn đề nêu trên và cần sớm có một đường dây nóng để người dân có thể phản ánh những việc các ngân hàng làm sai quy định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm. Điều này nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.

Trường hợp ông Nguyễn Thế Mạnh có bằng chứng việc các ngân hàng "ép" mua bảo hiểm, đề nghị ông Nguyễn Thế Mạnh gửi đơn kèm bằng chứng tới Ngân hàng Nhà nước để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với đề nghị nên có Hotline để phản ánh nóng về tình trạng nêu trên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động ngân hàng cụ thể:

- Số cố định: (024) 3936.1017

- Số di động: 0942.966.854

- Email: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn

Ngân hàng Nhà nước thông báo để ông Nguyễn Thế Mạnh được biết.

Chinhphu.vn