• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người dân đồng tình, ủng hộ cao, hiến kế tâm huyết để tinh gọn tổ chức bộ máy

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, Cổng TTĐT Chính phủ nhận được nhiều ý kiến của người dân bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ cao với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hướng đến tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và có cả những hiến kế đầy tâm huyết với mong mỏi chủ trương, quyết sách lớn này sớm được triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả.

10/12/2024 08:02

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh - hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay; được cán bộ, đảng viên và Nhân dân mong chờ, đón nhận với sự ủng hộ mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Gửi ý kiến đến Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nông Thị Nhung (nongthinhungcb…@...) bày tỏ: "Tôi ủng hộ Chính phủ tinh gọn bộ máy. Cá nhân tôi mong muốn Chính phủ có chính sách cho những người không thuộc các cơ quan bị sắp xếp, sáp nhập cũng được tự nguyện có đơn xin được tinh giản, để nhường chỗ cho người có năng lực hơn từ các cơ quan thuộc diện sáp nhập đến làm việc (ví dụ như tôi 50 tuổi, đã công tác trên 27 năm, cũng mong muốn có chế độ để nhường cơ hội cho các bạn trẻ làm việc, cống hiến được nhiều hơn cho nhân dân)".

Trong thư gửi đến Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Trung Tuấn (tuankiet0807…@...) viết: "Việc tinh giản bộ máy từ trung ương đến địa phương hiện nay là rất cần thiết, cấp bách". Tuy nhiên, ông mong muốn, "khi triển khai, các cấp, ngành cần lưu ý một số vấn đề như: tuyệt đối không biến chủ trương cải tổ, tinh giản thành loại bỏ đối thủ, người tài, tạo phe cánh; phải chọn được cấp trưởng là người giỏi nhất trong những người giỏi; cán bộ dôi dư được giải quyết cho về hưu sớm hoặc giải quyết nghỉ chế độ một lần; tránh việc dồn 3 cơ quan vào 1, số biên chế như cũ, số cấp phó tăng, nhiều phòng cán bộ nhiều hơn nhân viên.

Sau khi tinh gọn, bộ máy hoạt động tốt, cần đưa vào luật để nhân dân giám sát. Tránh tình trạng sau một thời gian vì lợi ích nhóm, ngành địa phương, bộ máy lại phình như cũ…".

Cần cân nhắc một số vấn đề trong quá trình Tinh-Gọn-Mạnh, đó là những dòng góp ý đầy tâm huyết của ông Lê Văn Nghệ (chatluongcuocsong…@...). Theo ông Nghệ: "Thực hiện quá trình sắp xếp bộ máy hành chính, chính trị theo hướng Tinh - Gọn - Mạnh, Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả là yêu cầu bắt buộc trước tình hình phát triển sang giai đoạn mới của nước ta, đưa nước ta vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việc sắp xếp hệ thống hành chính cần theo tiêu chí, không có một việc nhiều cơ quan làm mà không rõ trách nhiệm, giảm tầng, nấc,... để tiết giảm chi thường xuyên về dưới 50% và tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hệ thống chính trị".

Từ đó, ông Nghệ đề xuất một số vấn đề như sau:

"Bộ Nội vụ nên đổi tên là Bộ Nội vụ và Giám sát chất lượng hành chính. Việc có một cơ quan vừa có quyền, trách nhiệm trong việc chọn người, chế độ lương thưởng và có quyền trong giám sát chất lượng hành chính sẽ là khởi điểm để sau này sẽ tự động hoàn thiện, cắt giảm lãng phí, cắt giảm những công việc dư thừa quy trình, dư thừa người thực hiện,... ở các cấp từ Bộ xuống Sở. Người đứng đầu cơ quan Nội vụ từ Trung ương xuống địa phương là Phó Trưởng ban Ban Tổ chức để thống nhất công tác tổ chức giữa yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước…"

Người dân đồng tình, ủng hộ cao, hiến kế tâm huyết để tinh gọn tổ chức bộ máy- Ảnh 1.

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ - Ảnh: VGP

Rất đồng tình về chủ trương thu gọn bộ máy và tinh giản biên chế, ông Nguyễn Châu Gia Khánh (giakhanhnguyen…@...) cho rằng việc này cần được thực hiện đồng bộ và quyết liệt trong cả hệ thống chính trị như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ông Khánh chỉ ra một số bất cập còn tồn tại trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế thời gian trước đây, như: chưa thực thi đồng bộ giữa các cấp, các ngành khiến hiệu quả không đạt như kỳ vọng; tinh giản không đi đôi với việc đánh giá chính xác năng lực cán bộ; chưa gắn kết với cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ khiến việc giảm nhân sự không đi đôi với tăng hiệu suất; khó khăn trong tái bố trí, sử dụng lao động dôi dư; tinh giản không đi đôi với cải cách tiền lương và phúc lợi; cách thức đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức chưa phản ánh đúng năng lực thực tế; thiếu giải pháp dài hạn và bền vững; chưa đồng bộ với cơ cấu ngành nghề và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khó khăn trong việc kiểm soát sau tinh giản…

Từ bài học kinh nghiệm, bất cập được chỉ ra trong quá trình tinh giản biên chế cho những lần trước đây, để chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy lần này đạt được hiệu quả như kỳ vọng, ông Khánh đề xuất một số giải pháp như sau:

Các bộ, ngành, địa phương trước tiên xây dựng lộ trình cụ thể, có kế hoạch rõ ràng, phù hợp với từng ngành, từng địa phương. Đánh giá năng lực một cách minh bạch, sử dụng các tiêu chí đánh giá khách quan, ứng dụng các công cụ đánh giá dựa trên kết quả công việc (KPI) hoặc mô hình quản trị hiện đại để bảo đảm đánh giá đúng, giữ lại người thực sự có năng lực. Đồng thời với đó là tăng cường cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công việc. Đối với lực lượng dôi dư trong quá trình trình tinh gọn, cần bảo đảm chính sách hỗ trợ tái đào tạo và tìm kiếm việc làm mới.

Trong quá trình thực hiện, việc quan trọng nữa là tăng cường giám sát để ngăn chặn lợi ích nhóm, tạo sự minh bạch. Tăng cường phân quyền cho các địa phương, đơn vị để họ chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tinh gọn phù hợp với thực tế. Điều chỉnh lương, phúc lợi tương xứng với khối lượng và trách nhiệm công việc của người lao động sau tinh giản, tinh gọn. Tạo diễn đàn để cán bộ, công chức đóng góp ý kiến, giúp quá trình thực hiện diễn ra minh bạch và công bằng.

Đồng bộ với chiến lược phát triển ngành và vùng, bảo đảm việc tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy phải phù hợp với nhu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương. Có cơ chế ưu tiên giữ nhân sự tại các khu vực khó khăn hoặc lĩnh vực cần nguồn lực lớn, chất lượng nhân lực cao. 

Chú trọng sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở cơ sở

Cho rằng chủ trương tinh gọn bộ máy của nước ta trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết, bà Nguyễn Nhung (0384.258.2…) mong muốn Đảng, Chính phủ nghiên cứu, xem xét tinh gọn thêm các tổ chức hội đặc thù, đưa về các cơ quan quản lý tương đương.

Đồng thời, theo bà Nhung, đội ngũ cán bộ cấp thôn, xã có rất nhiều đầu việc nên cần được quan tâm đúng mức hơn. Do vậy, song song với việc tinh gọn, cần có phương án sắp xếp cơ cấu tại cơ quan cấp xã, bảo đảm chế độ tương xứng nhằm thu hút đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực làm việc cho tuyến cơ sở quan trọng này.

Đổi mới việc thi tuyển cán bộ, công chức bằng hình thức thi trực tuyến, nộp hồ sơ thi tuyển trực tuyến từ cấp bộ, kết quả được công khai, tránh việc chạy chức, chạy quyền, tránh việc sắp xếp "con cháu, người thân quen" trong bộ máy cơ quan nhà nước, gây mất dân chủ, mất công bằng.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, đồng quan điểm với bà Nguyễn Nhung, ông Trần Văn Hải (tranvanhai…@...) cho rằng có thể bắt đầu tiên phong từ cấp trung ương, nhưng ở địa phương cũng cần phải có kế hoạch tinh gọn, đặc biệt từ cấp xã, một số ban, đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân… nên gộp lại và giao 1 cán bộ chuyên trách. Có kế hoạch tinh gọn cụ thể, thành lập ban chỉ đạo thực hiện thí điểm ở một số tỉnh trung du, miền núi, rút kinh nghiệm rồi triển khai thống nhất, đồng bộ trên cả nước.

Còn theo bà Phùng Hoài Ngọc (0918.130….), cần thiết dồn ghép các hội văn học nghệ thuật trung ương thành Hội văn học nghệ thuật thay thế Liên hiệp hội.... và các Hội thành viên. Như ở tỉnh, thành phố chỉ có Liên hiệp văn nghệ sĩ. Hà Nội và TPHCM cũng như vậy, không phải là ngoại lệ.

Chinhphu.vn