Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bà Thơm hỏi, trong trường hợp này người lao động có bị ngừng nâng lương từ ngày 1/3/2025 không, hay là đã hết hiệu lực ngừng nâng lương tính từ ngày 1/6/2024? Ngày 1/7/2024, Nhà nước tăng lương tối thiểu vùng, công ty cũng được tăng thì người lao động này có bị ngừng nâng lương từ ngày 1/7/2024 không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Trong Bộ luật Lao động 2019, tại Điều 103 quy định chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động; Điều 124 quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải; Khoản 3 Điều 123 quy định người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hiệu xử lý kỷ luật.
Trong nội dung câu hỏi của bà Huỳnh Thị Thơm thiếu thông tin để trả lời cụ thể (không rõ việc kỷ luật lao động thuộc trường hợp nào theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động).
Trong trường hợp "vi phạm kỷ luật ngừng nâng lương" nêu trên thuộc trường hợp kỷ luật lao động theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, nếu quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hiệu lực từ ngày 1/6/2024 thì từ ngày này người lao động bị kỷ luật và có trách nhiệm thực hiện quyết định kỷ luật đã ban hành. Ngày nâng lương gần nhất của người lao động là ngày 1/3/2024, thời hạn nâng lương định kỳ là 12 tháng thì người lao động phải chấp hành kéo dài thêm thời hạn nâng lương không quá 6 tháng tính từ ngày nâng bậc lương tiếp theo (ngày 1/3/2025).
Chinhphu.vn