• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhân viên bảo vệ có được tính làm thêm giờ?

(Chinhphu.vn) – Cơ quan của ông Huỳnh Mẫn (Tây Ninh) có hai bảo vệ hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, luân phiên trực 12 giờ/ngày, kể cả Thứ 7 và Chủ nhật. Ông Mẫn hỏi, hai bảo vệ có được tính làm thêm giờ không? Nếu có thì tính như thế nào?

04/07/2018 07:02

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Mẫn hỏi như sau:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Điều 106 Bộ luật Lao động quy định, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Được sự đồng ý của người lao động.

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm.

- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, hướng dẫn cụ thể thời gian nghỉ bù theo Điểm c, Khoản 2, Điều 106 của Bộ luật Lao động như sau:

Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ.

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Trước đây chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với  cán bộ, công chức, viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của  Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 25/1/2005). Đến nay Thông tư này không còn phù hợp.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Việc tính trả tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ và hướng dẫn chi tiết tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH  ngày 23/6/2015 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp ông Huỳnh Mẫn phản ánh, Văn phòng cơ quan UBND và HĐND có 2 nhân viên bảo vệ làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP, luân phiên trực 12 giờ/ngày, kể cả Thứ 7 và Chủ nhật.

Theo luật sư, với thời giờ làm việc, cường độ lao động mà cơ quan yêu cầu đối với 2 nhân viên bảo vệ này là chưa phù hợp với quy định về thời giờ làm việc bình thường nêu tại Điều 104 Bộ luật Lao động; chưa phù hợp với quy định về số giờ làm thêm giờ tối đa không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm; chưa phù hợp với quy định về  bố trí nghỉ bù nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động được hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP; không bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động, không bảo đảm sức khỏe để tái sản xuất sức lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ cán bộ công chức lãnh đạo và bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan.

Do vậy cơ quan cần bố trí nhân lực tương ứng, phù hợp với số giờ làm việc bình thường của một người lao động trong ngày là 8 giờ, theo 3 ca làm việc, theo công thức 24 giờ: 8 giờ = 3 người và bổ sung 1 người dự phòng thay thế nhân viên bảo vệ nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ phép hàng năm, trực ngày lễ tết, ngày nghỉ hàng tuần…

Trước mắt, khi cơ quan chưa bố trí đủ nhân lực, nhân viên bảo vệ phải làm thêm giờ hàng ngày ngoài thời gian làm việc bình thường, phải làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ tết, thì cơ quan có trách nhiệm trả tiền lương làm việc thêm giờ theo quy định tại  Điều 97 Bộ luật Lao động, quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH.

          Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.