Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Ông Võ Bảo T. đến UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM để công chứng, xác nhận giấy tờ vào lúc 10h50 phút, thứ 7 thì được cán bộ xã báo là hết thời gian làm việc.
(Chinhphu.vn) – Khoản 2, Điều 109 Bộ luật Lao động quy định, ngoài thời gian nghỉ quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động. Ông Phạm Phú Luân hỏi, thời gian nghỉ giải lao trên là bao nhiêu lần trong ngày làm việc, mỗi lần bao nhiêu phút và có được tính vào thời gian làm việc không?
(Chinhphu.vn) – Công ty của ông Duy Thành (Vĩnh Phúc) làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút hằng ngày, tăng ca từ 16 giờ 30 phút. Giờ làm thêm của ông Thành là 3,5 giờ; vậy, thời gian nghỉ của 3,5 giờ ông được hưởng những chế độ gì?
(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Tô Tiến Khanh (Quảng Ninh), Bộ luật Lao động 2019 không còn quy định cố định thời gian làm việc 6 tiếng/ngày đối với lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ông Khanh hỏi, hiện nay có còn quy định về thời gian làm việc đối với những trường hợp này nữa không?
(Chinhphu.vn) – Khi công ty có nhu cầu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần thì toàn bộ khoảng thời gian làm việc vào ngày này (bao gồm cả khoảng thời gian nghỉ giữa giờ) là thời gian làm thêm.
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Lệ làm bộ phận đóng gói của công ty cà phê. Bà được biết, theo quy định, khi lao động mang thai đến tháng thứ 7 thì hàng ngày được nghỉ trước 1 giờ làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương và các quyền lợi khác.
(Chinhphu.vn) - Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
(Chinhphu.vn) - Doanh nghiệp tổ chức làm việc vào khung giờ làm việc ban đêm nên người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc.
(Chinhphu.vn) – Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường là 8-10 tiếng không đồng nhất với việc mỗi giáo viên phải thực hiện trên lớp 8-10 tiếng/ngày. Giáo viên sẽ được bố trí đan xen, gối nhau, đảm bảo mỗi giáo viên chỉ phải thực hiện 6 tiếng/ngày và 2 tiếng thực hiện các công việc khác theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT.
(Chinhphu.vn) – Cơ quan của ông Huỳnh Mẫn (Tây Ninh) có hai bảo vệ hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, luân phiên trực 12 giờ/ngày, kể cả Thứ 7 và Chủ nhật. Ông Mẫn hỏi, hai bảo vệ có được tính làm thêm giờ không? Nếu có thì tính như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Đình Bình (tỉnh Bắc Ninh) là giáo viên tiểu học. Đến tháng 2/2018, bà đủ tuổi nghỉ hưu. Bà Bình hỏi, bà có thuộc đối tượng được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu không?
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Hoa (TP. Hồ Chí Minh) làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, bảo đảm 48 tiếng/tuần theo quy định của công ty. Thứ Bảy bà được huy động làm thêm ca. Sau đó, bà Hoa xin được nghỉ bù 2 ngày, tuy nhiên, theo công ty trả lời thì việc nghỉ bù như bà yêu cầu là không đúng luật.
(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của ông Nguyễn Quang Diện, công tác tại Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Thái Hải, thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, vừa qua, đơn vị ông thông báo thay đổi chế độ làm việc. Theo đó, để đủ ngày công, một số vị trí công việc sẽ không được nghỉ bù Chủ nhật và ngày lễ, tết, và cũng không được hưởng tiền làm thêm giờ vào những ngày nghỉ.
(Chinhphu.vn) - Sau thời gian nghỉ thai sản, bà Lê Thị Thanh Loan (hoagiolove@...) trở lại công ty làm việc và được phân công đi làm theo ca, ca 1 từ 6-14 giờ, ca 2 từ 14-22 giờ. Bà Loan muốn được biết, bà được phân công làm ca 2 như vậy có đúng quy định không?
(Chinhphu.vn) - Ông Đỗ Bá Chính làm bảo vệ tại trường THPT được 17 năm, thuộc diện hợp đồng trong biên chế, hiện hưởng lương bậc 8. Ông Chính hỏi ông có phải là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập không và có được hưởng chế độ làm việc 8 giờ/ngày, được nghỉ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết không?