• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển Trung tâm tài chính tại Đà Nẵng: Thuận lợi và điều kiện

(Chinhphu.vn) - Chiều 16/1, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo "Phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam".

16/01/2025 16:56
Phát triển Trung tâm tài chính tại Đà Nẵng: Thuận lợi và điều kiện- Ảnh 1.

Hội thảo phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Hội thảo nhằm giới thiệu chủ trương, định hướng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, bao gồm Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TPHCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP. Đà Nẵng; đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà đầu tư chiến lược, các tổ chức, định chế tài chính, quỹ đầu tư... trong và ngoài nước về các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng đã nêu những thuận lợi và điều kiện phát triển Trung tâm tài chính tại Đà Nẵng. Theo đó, Đà Nẵng là một đô thị trẻ, hiện đại, được các nhà đầu tư và tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá cao về môi trường sống và kinh doanh. Đà Nẵng còn là một thành phố du lịch có danh tiếng trong khu vực, hằng năm đón trên 4 triệu lượt khách quốc tế.

Đà Nẵng có vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng, là thành phố cảng biển chiến lược, một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của các Hành lang kinh tế Đông Tây, và được thí điểm thành lập Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam. Đà Nẵng còn có điều kiện thuận lợi về kết nối giao thông quốc tế khi có Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nằm ngay trong trung tâm thành phố, kết nối trực tiếp với 35 thành phố thuộc 11 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều trung tâm kinh tế - tài chính toàn cầu của khu vực châu Á với tần suất khai thác trung bình trên 50 chuyến/ngày.

Thành phố còn được định hướng để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với những xu thế công nghệ mới, hiện đại như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Blockchain, điện toán đám mây... cùng tiềm năng về nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số mạnh.

Để triển khai định hướng xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Đà Nẵng, ngày 15/11/2024, Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận số 47-TB/TW đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam trong đó có TP. Đà Nẵng, đồng thời giao các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính để quy định các nội dung mang tính nguyên tắc, khung chính sách đặc thù, vượt trội theo lộ trình.

Theo lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng, để hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi phải bảo đảm hạ tầng và nhân lực được đầu tư thỏa đáng và có sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế, chính sách. Theo đó, trước mắt, Đà Nẵng đã quy hoạch quỹ đất 6,17ha với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của Việt Nam để thiết kế chức năng văn phòng, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, giải trí, tiện ích.

Trong dài hạn, theo nhu cầu phát triển Đà Nẵng sẽ nghiên cứu tạo quỹ đất mới mở rộng thêm 62 ha để hình thành một tổ hợp đầy đủ về quy mô và không gian phát triển, gia tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư phát triển hạ tầng Trung tâm tài chính và thu hút các nhà đầu tư khác vào hoạt động tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ huy động tối đa các nguồn lực đầu tư tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, cơ sở dữ liệu, hệ thống cung cấp năng lượng và các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng xã hội hiện đại theo mô hình đô thị thông minh.

Đối với nguồn nhân lực, thành phố sẽ tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính, CNTT, trí tuệ nhân tạo, quản trị tài chính số và các chuyên ngành liên quan để phục vụ nhu cầu nhân lực tại chỗ trong hoạt động và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng; liên kết, hợp tác với các trung tâm đào tạo quốc tế để cử các cán bộ của TP. Đà Nẵng đến học tập kinh nghiệm, thực tập tại các trung tâm tài chính quốc tế lớn trên thế giới.

Ngoài ra, sẽ đề xuất Trung ương các chính sách vượt trội liên quan đến thu hút nhân lực chất lượng cao trên thế giới đến sinh sống và làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng.

TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam cho rằng việc xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính khu vực là mục tiêu chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền Đà Nẵng cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung vào hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường tài chính, xây dựng thương hiệu và hợp tác quốc tế.

Còn theo ông Lê Hoàng Tùng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành chính sách đặc thù, vượt trội cho TTTC quốc tế Đà Nẵng, trong đó có các thí điểm chính sách đối với ngành tài chính, ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đi cùng với cơ chế giám sát, quản lý rủi ro phù hợp.

Cụ thể, sớm ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho phép áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính, Thông tư quy định về việc triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) trong ngành ngân hàng; hoàn thiện quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng trong thanh toán kỹ thuật số và các giao dịch tài chính.

Lãnh đạo Bộ kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị TP. Đà Nẵng cần tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng số), nguồn nhân lực, thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống... Tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại Trung tâm tài chính của các địa phương.

Nhật Anh