Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Khi thực hiện phong tỏa ngân hàng không thông báo, cũng không có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ông Thà đã nhiều lần đến trực tiếp và gửi đơn đề nghị gỡ phong tỏa tài khoản nhưng đến nay phía ngân hàng vẫn chưa giải quyết cho ông.
Ông Thà hỏi, ông phải đến cơ quan nào để can thiệp xử lý?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Tại Điều 12 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:
"2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
c) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung…
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật".
Căn cứ Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:
"Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót...
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;…".
Căn cứ các quy định hiện hành, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng trong những trường hợp được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-NHNN và phải thực hiện thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo theo thỏa thuận) cho chủ tài khoản biết về việc phong tỏa tài khoản.
Để có đầy đủ thông tin, cơ sở giải quyết kiến nghị của ông Nguyễn Văn Thà, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) đã có công văn đề nghị ngân hàng mà ông Thà phản ánh rà soát, xử lý kiến nghị theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước.
Chinhphu.vn