• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quyền thẩm định tổng mức đầu tư và dự toán công trình

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của ông Lương Văn Hiếu (Nghệ An), khi triển khai một số công tác phê duyệt kết quả thiết kế trên địa bàn tỉnh thì các Sở không phê duyệt giá trị tổng mức đầu tư hay tổng dự toán của công trình.

07/02/2023 09:02

Theo ý kiến của các Sở:

- Về quan điểm: Cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ đánh giá sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng. Chủ đầu tư căn cứ các kiến nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng và báo cáo kết quả thẩm tra (nếu cần thiết) để xác định dự toán xây dựng công trình.

 - Cơ sở pháp lý: Căn cứ Khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi; Khoản 5 Điều 38 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (kèm theo Mẫu số 06 – Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP);

Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng;

Căn cứ Khoản 4 Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của Chủ đầu tư.

- Tính thực tiễn: Hiện nay, nhiều Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trong tỉnh cũng như các tỉnh khác đã thực hiện việc thẩm định thiết kế và dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định hiện hành. Vì vậy, cần nghiên cứu để thực hiện bảo đảm tính đồng bộ, đúng thẩm quyền, tránh chồng chéo gây khó khăn, lúng túng cho các đơn vị, địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư.

Đối với các chủ đầu tư: Nhà nước ngày càng quy định chặt chẽ về điều kiện năng lực của các cơ quan được giao làm chủ đầu tư cũng như quản lý dự án nhằm bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, công tác thẩm định thiết kế và dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở cần thực hiện đúng quy định hiện hành nhằm hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ trong việc phân cấp, phân quyền và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, giải ngân vốn đầu tư công.

Từ những phân tích nên trên thì các Sở cho rằng nhiệm vụ xác định giá trị dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư.

Ông Hiếu hỏi, vậy việc không xác định kết quả tổng mức đầu tư hay tổng dự toán có đúng không? Và nếu có giá trị khác nhau giữa hai kết quả thì sao?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư của cơ quan chuyên môn về xây dựng và của người quyết định đầu tư đã được quy định lần lượt tại Điều 57, Điều 58 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung tạ Khoản 14, Khoản 15 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014 (cụ thể tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng).

Nội dung thẩm định dự toán xây dựng của chủ đầu tư và của cơ quan chuyên môn về xây dựng đã được quy định lần lượt tại Điều 83, Điều 83a Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung tại Khoản 25, Khoản 26 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014 (cụ thể tại Khoản 3, Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP).

Chinhphu.vn