• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa đổi, bãi bỏ nhiều văn bản về an toàn thực phẩm

(Chinhphu.vn) - Bà Mai Lê hỏi, theo Thông tư 17/2023/TT-BYT ngày 25/9/2023 của Bộ Y tế, từ ngày 9/11/2023, những văn bản quy phạm pháp luật nào về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành được sửa đổi hoặc bãi bỏ?

02/10/2023 12:02

Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi bổ sung các văn bản sau:

- Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT: sửa đổi Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm.

- Thông tư 18/2019/TT-BYT hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

- Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

- Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

- Thông tư 49/2015/TT-BYT quy định về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá.

Đồng thời, Thông tư cũng bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các văn bản sau:

- Bãi bỏ Thông tư 14/2011/TT-BYT.

- Bãi bỏ một phần các văn bản sau:

+ Bãi bỏ một số nội dung của Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT;

+ Bãi bỏ một số nội dung của Thông tư 29/2020/TT-BYT;

+ Bãi bỏ một số nội dung của Thông tư 18/2019/TT-BYT;

+ Bãi bỏ một số nội dung của Thông tư 48/2015/TT-BYT;

+ Bãi bỏ một số nội dung của Thông tư 43/2014/TT-BYT.

Thông tư cũng sửa đổi quy định về các đối tượng cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm, theo đó đối tượng cần kiểm tra an toàn thực phẩm đã có sự thay đổi như sau:

- Cụ thể hơn về các cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP về Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc phẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;

- Cụ thể hơn các cơ sở kinh doanh thực phẩm theo sự quản lý của các ngành, địa phương.

Ngoài ra, Thông tư sửa đổi về nguyên tắc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định trước ngày 9/11/2023 thì việc thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm khi có sự trùng lặp hay chồng chéo thì sẽ thực hiện theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Tuy nhiên Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT đã hết hiệu lực từ ngày 15/2/2021, cho nên theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT đã sửa đổi nguyên tắc kiểm tra an toàn thực phẩm khi có sự trùng lặp hay chồng chéo.

Thông tư 17/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 9/11/2023.

Thu Hằng