Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cụ thể, công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II. Phạm vi thành phố Hà Tĩnh mở rộng gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Hà Tĩnh và một phần các huyện Thạch Hà (gồm các xã: Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn, Tân Lâm Hương và Thạch Đài), huyện Lộc Hà (xã Hộ Độ), huyện Cẩm Xuyên (gồm các xã: Cẩm Vịnh và Cẩm Bình), có tổng diện tích tự nhiên là 220 km2.
Khu vực nội thành dự kiến gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 phường hiện hữu thuộc thành phố Hà Tĩnh, 4 xã thuộc thành phố Hà Tĩnh dự kiến thành lập phường (gồm các xã: Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Hưng và Đồng Môn) có tổng diện tích tự nhiên là 52,68 km2.
Khu vực ngoại thành dự kiến gồm toàn bộ địa giới hành chính của 01 xã thuộc thành phố Hà Tĩnh (xã Thạch Bình), 11 xã thuộc huyện Thạch Hà (gồm các xã: Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn, Tân Lâm Hương và Thạch Đài), 01 xã thuộc huyện Lộc Hà (xã Hộ Độ), 02 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên (gồm các xã: Cẩm Vịnh và Cẩm Bình) có tổng diện tích tự nhiên là 167,32 km2.
Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2024.
* Tại Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Lộc Hà và huyện Thạch Hà như sau: Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 138,71 km2, quy mô dân số là 81.620 người của huyện Thạch Hà, tương ứng với toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, gồm: Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn và Tượng Sơn, để nhập vào thành phố Hà Tĩnh; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,42 km2, quy mô dân số là 5.687 người của xã Cẩm Vịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,86 km2, quy mô dân số là 7.016 người của xã Cẩm Bình thuộc huyện Cẩm Xuyên để nhập vào thành phố Hà Tĩnh; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,46 km2 và quy mô dân số là 9.250 người của xã Hộ Độ thuộc huyện Lộc Hà để nhập vào thành phố Hà Tĩnh.
Theo đại diện UBND Thành phố Hà Tĩnh, trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Thành phố Hà Tĩnh mở rộng đạt 9,44%; cân đối thu - chi ngân sách dư; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng theo kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,11%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 75,51%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt 86,70; diện tích sàn nhà ở bình quân là đạt 29m² sàn/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 99%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 100%; tỷ lệ đường phố được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ ngõ, ngách, hẻm được chiếu sáng đạt 89,31%; tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 100%...
Đối chiếu với các tiêu chí, tiêu chuẩn tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá Thành phố Hà Tĩnh mở rộng đã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.
Việc công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II là hết sức cần thiết nhằm đánh giá đúng vị thế, vai trò, thực trạng phát triển đô thị của thành phố Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị phù hợp với định hướng lâu dài, tạo đà tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế trong tương lai.
Phương Nhi