• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục chuyển đất đắp dư của dự án này cho dự án khác

(Chinhphu.vn) - Ông Phạm Tuấn Hùng (Tuyên Quang) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở do UBND thành phố quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và thời gian hoàn thành dự án trong năm 2024.

06/07/2024 07:02

Theo hồ sơ thiết kế, sau khi đã sử dụng một phần đất đắp thì còn dôi dư một lượng đất đủ điều kiện để đắp khoảng 99.350 m3. Khi lập dự án đầu tư, chủ đầu tư đã chủ động rà soát, đề nghị tư vấn thiết kế lập dự toán chi phí chở đất đến các dự án do UBND thành phố quyết định đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đang có nhu cầu sử dụng đất để đắp, để thuận lợi lấy khoáng sản ngay tại chân công trình, không phải tập kết, trung chuyển khối lượng dư thừa ra vị trí khác, tránh việc đổ thải gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và giảm kinh phí đầu tư xây dựng…

Tuy nhiên, khi làm việc với Sở Tài Nguyên và Môi trường để lập các thủ tục sử dụng đất dư thưa cấp cho dự án khác thì Sở đã trả lời, việc khai thác đất làm vật liệu san lấp (khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường) trong dự án đầu tư xây dựng công trình hướng dẫn thực hiện theo Mục 2 Văn bản số 733/STNMT-KS ngày 10/4/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 Luật Khoáng sản năm 2010: "Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản".

Sau khi nghiên cứu, ông Hùng thấy có sự không phù hợp, Điểm b Khoản 1 Điều 65 Luật Khoáng sản năm 2010 áp dụng cho dự án trong quá trình thi công, phát hiện có khoáng sản khác với vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá), còn tại dự án này trong hồ sơ thiết kế đã phê duyệt là vật liệu đất đắp thông thường đã được điều tra, đánh giá.

Ông Hùng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có hướng dẫn chi tiết việc lập các thủ tục cần thiết về việc sử dụng đất dư thừa của dự án này, cấp cho dự án khác đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Tại các Điều 64, Điều 65 Luật Khoáng sản quy định vấn đề khai thác khoáng sản trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình:

"Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:

a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét(trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;

e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;

g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:

a) Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.

Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;

b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.

2. Khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án.

3. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư".

Trường hợp cấp phép, hồ sơ đề nghị khai thác được quy định tại Điều 54 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản:

"Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình

Thành phần, hình thức văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án xây dựng công trình quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật Khoáng sản bao gồm:

1. Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản trên đó thể hiện phạm vi, diện tích xây dựng dự án công trình; phương án khai thác khoáng sản trong diện tích dự án kèm theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, văn bản quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (nếu có); Quyết định phê duyệt dự án xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền; bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực xây dựng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản nằm trong diện tích xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Đề nghị ông Hùng tiếp tục làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để được hướng dẫn các thủ tục liên quan.

Chinhphu.vn