• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

THUẾ QUAN HOA KỲ: Cụ thể gói 'đáp trả' 24 tỷ USD của EU khi đàm phán thất bại

(Chinhphu.vn) - Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.

15/07/2025 06:58
THUẾ QUAN HOA KỲ: Cụ thể gói 'đáp trả' 24 tỷ USD của EU khi đàm phán thất bại- Ảnh 1.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp thuế đối ứng 30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU kể từ ngày 1/8, trừ khi hai bên đạt được thỏa thuận khác.

Do đó, nếu biện pháp đáp trả được áp dụng, gói trả đũa đầu tiên của EU có thể ảnh hưởng đến 21 tỷ euro hàng hóa Mỹ như đậu nành, xe máy và nước cam. Gói thứ hai lớn hơn, nhắm vào máy bay và ô tô của Mỹ, hiện đang được phối hợp không chính thức với các nước chủ chốt và cần sự ủng hộ chính thức từ các quốc gia thành viên để có hiệu lực.

Mặc dù hiện tại EU đang hoãn thực thi gói thuế quan này để thể hiện thiện chí với Mỹ nhưng có thể sẽ được áp dụng bất kỳ lúc nào, thậm chí còn có cả gói tiếp theo nếu như đàm phán với Mỹ thất bại.

Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết gói biện pháp trả đũa bổ sung sẽ được trình lên các Bộ trưởng Thương mại của khối tại cuộc họp ở Brussels ngày 14/7. Trước đó, EU cảnh báo sẽ áp thuế lên khoảng 100 tỷ euro hàng hóa Mỹ nhưng con số cuối cùng có thể giảm xuống còn 72 tỷ euro.

Cho đến nay, Mỹ mới đạt 2 thỏa thuận đàm phán sơ bộ về thuế quan với Anh và Việt Nam và vẫn đang tiếp tục đàm phán với các đối tác thương mại khác. Trong tuyên bố mới nhất ngày 14/7, Tổng thống Trump cho biết Nhật Bản và một số đối tác thương mại lớn đang thay đổi linh hoạt cách tiếp cận trong đàm phán thuế quan nên có thể sớm đạt tiến triển.

EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Hiện tại, EU đang phải đối mặt với mức thuế 50% của Mỹ đối với các mặt hàng thép và nhôm, 25% đối với ô tô và phụ tùng, 10% đối với hầu hết các sản phẩm khác. Mỹ cũng đang xem xét áp thêm thuế đối với dược phẩm và chất bán dẫn của khối này.

EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, lớn hơn cả Mexico, Canada và Trung Quốc. Năm 2024, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 606 tỷ USD hàng hóa từ EU và xuất khẩu khoảng 370 tỷ USD sang khối này. Sự mất cân bằng thương mại đó là một vấn đề mà ông Trump đặc biệt quan tâm khi ông cố gắng sử dụng thuế quan để chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ.

Theo dữ liệu của Cục Phân tích kinh tế Mỹ, thương mại hàng hóa và dịch vụ với EU chiếm khoảng 4,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ vào năm 2024. Điều đó có nghĩa là thương mại với châu Âu thậm chí còn chiếm một phần lớn hơn trong nền kinh tế Mỹ so với thương mại với Trung Quốc. Cụ thể, thương mại Mỹ - Trung chỉ chiếm 2,2% GDP của Mỹ trong năm ngoái.

Dược phẩm là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của EU sang Mỹ, đạt kim ngạch tổng cộng là 127 tỷ USD vào năm 2024. Châu Âu là cái nôi của những "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp dược phẩm như Bayer và Sanofi, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Một số công ty dược của Mỹ có nhà máy đặt ở Ireland - quốc gia có thuế suất thấp. Năm 2024, Ireland xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn Italy và Pháp.

Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu khác từ châu Âu vào Mỹ là ô tô (45,2 tỷ USD) và nhiều loại máy móc khác nhau. Mỹ cũng đã mua 5,4 tỷ USD rượu vang và 4,4 tỷ USD nước hoa từ EU trong năm ngoái.

Châu Âu là một khách hàng lớn mua dầu thô, khí đốt, ô tô, máy bay của Mỹ, cũng như các sản phẩm liên quan đến máu như huyết tương. Năm ngoái, Mỹ thu về kim ngạch xuất khẩu 32,3 tỷ USD máy bay và phụ tùng máy bay, cùng 12,4 tỷ USD ô tô từ thị trường EU. Một lượng lớn ô tô xuất khẩu từ châu Âu sang Mỹ là của các thương hiệu châu Âu như BMW và Mercedes.

Theo số liệu của BEA, Mỹ có thâm hụt thương mại hàng hóa 235,6 tỷ USD với EU trong năm 2024, nhưng nếu tính cả thương mại dịch vụ, mức thâm hụt thương mại chung của Mỹ với EU giảm xuống còn 161 tỷ USD.

Các mặt hàng Mỹ trong gói 21 tỷ euro gồm:

Nông sản và thực phẩm: Đậu nành, hạnh nhân, thịt bò – EU đã từng nhắm đến các mặt hàng này trong các trả đũa trước đây.

Đồ gỗ và sản phẩm gỗ, bao gồm yên và nội thất gỗ .

Du thuyền (yachts) và các sản phẩm chế tạo cá nhân cao cấp

Có thể còn mở rộng sang các thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế và kim loại, tùy theo phê duyệt của EU.

An Bình