• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trách nhiệm của NSDLĐ đối với người bị tai nạn lao động

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/11/2014, ông Hồng Hải bị tai nạn giao thông trên đường đi làm từ nhà đến công ty, đã được giám định với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10% và được BHXH chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật BHXH.

31/05/2015 08:02

Công ty bồi thường cho ông Hải 1,5 tháng lương, nhưng ngày 19/5/2015 công ty thông báo với ông thu hồi lại số tiền này và chỉ trả trợ cấp 0,6 tháng. Ông Hải hỏi, công ty làm như vậy có đúng quy định không? Chi phí giám định sẽ do ai chi trả?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động thì, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Điều 144 Bộ Luật Lao động năm 2012 (BLLĐ) quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Quyền của người lao động bị tai nạn lao động

Tại Điều 145 của Bộ luật này quy định quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH.

- Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Trả lời thắc mắc của ông Hồng Hải, ông bị tai nạn giao thông trên đường đi làm từ nhà đến công ty, giám định suy giảm khả năng lao động 10%. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP, thì trường hợp tai nạn của ông Hải được coi là tai nạn lao động.

Ông Hồng Hải bị tai nạn vào ngày 27/11/2014, áp dụng hướng dẫn tại điểm a, điểm b Mục 2, Phần II Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực đến ngày 20/3/2015), đối với tai nạn được coi là tai nạn lao động, xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở, bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%, thì được trợ cấp ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Về chi phí giám định: Căn cứ vào khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6, khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 5/4/2010 và Điều 1 Thông tư số 39/2012/TT-BYT ngày 5/6/2012 của Bộ Y tế thì chi phí giám định y khoa lần đầu do người sử dụng lao động chi trả, chi phí giám định thương tật tái phát do cơ quan BHXH chi trả.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.