• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trợ cấp nhà giáo nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Văn Thử (vanthu52@...) là giáo viên đã nghỉ hưu năm 2012. Khi ông nghỉ hưu cơ quan chưa tính thâm niên giáo viên cho ông. Nay ông Thử có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?

10/12/2014 08:02

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Thử như sau:

Ngày 30/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Đối tượng áp dụng là nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục công lập).

Điều kiện tính hưởng, mức trợ cấp, hồ sơ, thời hạn giải quyết được quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Quyết định này.

Điều kiện tính hưởng trợ cấp

Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập từ đủ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên.

- Nghỉ hưu (kể cả trường hợp chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu) trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/5/2011.

- Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Trường hợp đang tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật BHXH thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.

Mức trợ cấp

Mức trợ cấp một lần bằng tiền, được xác định theo công thức sau đây:

Số tiền trợ cấp = (lương hưu hằng tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp

Trong đó:

- Lương hưu hằng tháng là mức lương hưu đang hưởng tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;

- Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành trong các cơ sở giáo dục công lập đã được tính hưởng chế độ hưu trí.

Nếu có tháng lẻ từ 3 tháng đến 6 tháng được tính tròn là nửa năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12. tháng được tính tròn là 1 năm.

Hồ sơ, thời hạn giải quyết

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp, gồm:

- Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp (theo mẫu do BHXH Việt Nam quy định);

- Bản chụp quyết định hưởng chế độ hưu trí của người hưởng trợ cấp;

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định nêu trên. Trường hợp BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trợ cấp được trả vào tháng liền kề với tháng đã được giải quyết hưởng trợ cấp.

Đề nghị ông Nguyễn Văn Thử đối chiếu quy định nêu trên, nếu ông thuộc đối tượng áp dụng, có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì đến cơ quan BHXH lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.