Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Chồng của bà Nguyễn Thị Tân (Quảng Nam) tham gia cách mạng, là thương binh loại 3, tỷ lệ thương tật 51%, mất sức lao động 75%, hưởng chế độ mất sức lao động.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Hoàng Vĩnh Lộc chết khi đang hưởng lương hưu, thời điểm đó, mẹ của ông 51 tuổi, còn sức lao động.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Vũ Xuân (Hà Nội) hỏi, mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động được quy định như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Trước đây, mẹ của bà Phạm Thị Mây (Ninh Bình) hưởng chế độ người khuyết tật nặng. Bố của bà Mây là bệnh binh 61%, sau khi bố của bà qua đời, mẹ bà được hưởng thêm chế độ tuất bệnh binh.
(Chinhphu.vn) – Mẹ của bà Phan Thị Vân (tỉnh Quảng Trị) năm nay 60 tuổi, có bố mẹ đều là liệt sĩ, nay mẹ bà bị bệnh dẫn đến khuyết tật 71%. Bà Vân hỏi, mẹ của bà được hưởng những khoản trợ cấp gì? Mức trợ cấp hằng tháng là bao nhiêu? Thủ tục như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Vợ chồng bà Nguyễn Hiền (TP. Hà Nội) có 2 người con 13 tuổi và 15 tuổi, chồng của bà đang hưởng lương hưu thì bị đột tử chết. Bà Hiền năm nay 50 tuổi và vẫn đi làm. Bà Hiền hỏi, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Mẹ của bà Nguyễn Thị Luyên (Hà Nam) năm nay ngoài 75 tuổi, không có lương hưu, là con duy nhất của liệt sĩ, được hưởng quà ngày 27/7 và 500.000 đồng/năm tiền thờ cúng liệt sĩ. Bà Luyên hỏi, mẹ bà có được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với con liệt sĩ không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Bà Trần Thị Kim Hạnh (tỉnh Thái Nguyên) hỏi, người lao động đóng BHXH được 14 năm 3 tháng. Do sức khỏe yếu nên tháng 10/2020 nghỉ không lương, tháng 2/2023 chốt sổ BHXH. Bà Hạnh hỏi, trường hợp người lao động chết do ung thư thì thân nhân được hưởng những chế độ nào?
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Trần Thị Hằng (Khánh Hòa) tham gia kháng chiến năm 1972. Bố của bà bị suy giảm khả năng lao động, năm 2011 bị ung thư và mất năm 2012. Trong thời gian bố của bà bị bệnh, mẹ bà đã nộp hồ sơ xin xét hưởng chế độ trợ cấp, nhưng chưa được xét hưởng thì bố của bà mất.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Nguyễn Công Minh (tỉnh Quảng Trị) là thương binh loại A, hạng Ba, tỷ lệ thương tật 61%, chết năm 2003. Từ năm 2003 đến 2021 mẹ của ông chưa được hưởng chế độ tuất của bố ông.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Trần Đức Minh (Quảng Trị) là thương binh hạng 2. Trước đây, mẹ ông Minh là người chăm sóc bố. Năm 2009, mẹ ông mất. Ông Minh và các anh em trong gia đình là người nuôi dưỡng, chăm sóc bố. Hiện ông Minh và các anh em đều trên 60 tuổi. Ông hỏi, khi bố ông mất thì các con được nhận những chế độ gì, có được trợ cấp tuất hằng tháng không, và thủ tục thế nào?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Nguyễn Văn Long (tỉnh Quảnq Ngãi) chết ngày 2/11/2022, trước đó hưởng lương hưu tại phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi. Ông Long hỏi, khi bố của ông còn sống có nuôi một người em gái bị tâm thần không có chồng, con, không có thu nhập, vậy em gái của bố ông có được hưởng tuất tháng của bố ông không?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Lê Văn Hùng (Hà Nam) là người có công giúp đỡ cách mạng trước ngày 1/1/1945 nhưng chưa được hưởng ưu đãi gì. Bố ông mất tháng 2/1995. Mẹ ông qua đời vào tháng 6/1999. Ông Hùng hỏi, ông có thể đề nghị truy lĩnh tiền tuất hằng tháng của mẹ ông trong 4 năm mẹ ông còn sống hay không? Có được hưởng tiền trợ cấp mai táng của mẹ ông không?
(Chinhphu.vn) – Ông của ông Hoàng Đình Hoan (Lạng Sơn) là cán bộ lão thành cách mạng, đã mất tháng 6/2003. Mẹ của ông Hoan bị bệnh tâm thần phân liệt. Ông hỏi, gia đình ông có còn thuộc diện gia đình có công và mẹ ông có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hay không?
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Sang hỏi, thương binh 81% từ trần thì người chăm sóc và thân nhân có được hưởng chế độ gì không? Nếu được thì hưởng chế độ một lần hay hằng tháng? Cần phải có những giấy tờ, thủ tục như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Phạm Minh Tuấn (TPHCM) có 16 năm tham gia kháng chiến (năm 1961-1977), được khen thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ và hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg từ năm 2011. Bố của ông Tuấn đã mất vào tháng 2/2022.
(Chinhphu.vn) – Ông Phạm Thế Cương (Hà Nội) hỏi, người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hoặc trợ cấp tuất thì có được hưởng đồng thời trợ cấp người khuyết tật nữa không?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Nguyễn Mạnh Hưng (Hà Nội) là cán bộ nghỉ hưu, đã chết năm 1998, mẹ của ông được hưởng 596.000 đồng/tháng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng. Theo quy định tại Điều 68 Luật BHXH năm 2014 thì mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở (1.490.000 đồng).
(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Bá Khanh (Hà Nội) bị mất sức lao động 81%, hiện đang hưởng chế độ tử tuất của bố ông và bị cắt trợ cấp người khuyết tật từ nhiều năm nay. Nay ông muốn xin chuyển sang chế độ trợ cấp người khuyết tật mà chưa được địa phương xem xét, giải quyết.
(Chinhphu.vn) – Mẹ của ông Nguyễn Xuân Điều (Hải Phòng) 84 tuổi, đang hưởng trợ cấp dành cho người khuyết tật nặng mức 760.000 đồng/tháng. Bố của ông là cán bộ hưu trí, mất năm 2021 nên mẹ của ông được hưởng thêm 745.000 đồng/tháng tiền tuất.
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Kim Anh hỏi, người đóng BHXH tự nguyện, đến tuổi hưởng lương hưu không may qua đời thì gia đình có được hưởng trợ cấp tử tuất hay chế độ gì không?
(Chinhphu.vn) – Cô của ông Huỳnh Minh (Đà Nẵng) là vợ liệt sĩ, có 1 người con nhưng đã mất trước năm 18 tuổi. Sau đó cô của ông Minh lấy chồng khác, không có con và người chồng sau này cũng mất từ lâu.
(Chinhphu.vn) - Ông Hồ Văn Thành (Hà Tĩnh) hỏi, trường hợp cán bộ hưu trí chết, em trai là người khuyết tật mất khả năng lao động, năm nay 50 tuổi thì có được hưởng tiền tuất hay không?
(Chinhphu.vn) – Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng như thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.