• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp DN không phải kê khai theo từng hóa đơn

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Đẹp (nguyenthidep1952@...), chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước đá tại tỉnh Hậu Giang phản ánh một số bất cập trong việc ghi hóa đơn GTGT của bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và đề nghị cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh để giảm bớt thủ tục cho doanh nghiệp.

26/11/2014 12:20
Theo quy định hiện hành, vào cuối mỗi ngày, cơ sở của bà Đẹp phải tổng hợp hoá đơn GTGT và thể hiện trên Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Đến cuối tháng, từ hoá đơn GTGT, kế toán tổng hợp lên bảng kê bán ra theo mẫu 01-1/GTGT (trên mẫu này ghi 30-31 dòng) để lên tờ khai thuế mẫu 01/GTGT cho cả tháng. Như vậy, doanh nghiệp phải sử dụng đến 30-31 tờ bảng kê bán lẻ và 30-31 số hoá đơn GTGT trong 1 tháng.

Để thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách, cũng như việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, giảm nhẹ khâu lưu trữ chứng từ mà vẫn bảo đảm tính chính xác đầy đủ kịp thời trong việc khai báo thuế của đơn vị, bà Đẹp đề nghị cơ quan chức năng cho phép đơn vị thay đổi tiêu thức thể hiện trên hóa đơn như sau:

Trên hoá đơn GTGT dòng họ tên người mua hàng ghi: Bán lẻ theo bảng kê ngày… tháng… năm…, đề nghị cho phép đơn vị ghi là: Tổng hợp bán lẻ theo bảng kê từ ngày 1 đến 30 tháng… năm…

Theo bà Đẹp, việc thể hiện như vậy sẽ giúp đơn vị tiết kiệm được thời gian ghi chép và 58 số hoá đơn GTGT trong 1 tháng, 1 năm tiết kiệm được 696 số hoá đơn (tương đương 14 quyển x 180.000 đồng/quyển = 2.520.000 đồng/năm...). Nếu tính riêng 1 đơn vị của bà thì đây là con số nhỏ, nhưng tính trong cả nước thì con số này sẽ không nhỏ.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 18, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán hàng hoá, dịch vụ không bắt buộc lập hoá đơn như sau:

- Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

- Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.

Tại khoản 3.b, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai thuế GTGT quy định việc lập các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo Tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế trong một số trường hợp được thực hiện như sau:

- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua, bán vàng, bạc, đá quý, bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua lẻ, bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không phải kê chi tiết theo từng hoá đơn.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện bán hàng có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì thực hiện lập hoá đơn theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 và thực hiện khai thuế GTGT theo quy định tại khoản 3b, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.

Chinhphu.vn