• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp nào phải lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa?

(Chinhphu.vn) - Đơn vị bà Trần Hoàng Linh kinh doanh thực phẩm chức năng (bên A), bán hàng thông qua một đơn vị logistic (bên B). Đơn vị này hỗ trợ quản lý hàng, giao hàng cho khách, thu tiền...

24/11/2023 11:02

Theo đó, đầu mỗi tháng, mỗi quý bên A phải xuất 1 lượng hàng dự trù cho bên B để có hàng trên hóa đơn. Sau đó, bên B mới xuất hóa đơn bán hàng cho trực tiếp khách tiêu dùng. Sau một thời gian (có thể quý 1 công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho bên B nhưng có khi đến quý 3 thì hàng không dùng hết bên B mới trả lại hàng cho bên A).

Theo ý kiến của bà Linh, thay vì bên A (bên bán) phải điều chỉnh hóa đơn giảm hàng bán từng hóa đơn (điều chỉnh rất nhiều hóa đơn trong nhiều tháng trước hoặc nhiều quý trước) gây ra tình trạng phải điều chỉnh cả tờ khai và điều chỉnh rất nhiều hóa đơn thì bên B (bên mua) sẽ xuất hóa đơn hàng trả lại cho bên A.

Bà Linh hỏi, bên bán ghi nhận giảm doanh thu thay vì điều chỉnh hóa đơn có được không (tổng số thuế GTGT phải nộp không thay đổi)?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

"Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…".

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của bà đã lập hóa đơn gửi bán hàng hóa sau đó có phát sinh hoàn trả lại hàng hóa thì công ty của bà lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Mai Chi