• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao không nâng hạn mức chỉ định thầu?

(Chinhphu.vn) – Theo xu hướng và thông lệ quốc tế, chỉ định thầu chỉ thực hiện trong một số ít các trường hợp đặc biệt và với gói thầu có giá trị rất nhỏ. Các hướng dẫn đấu thầu của WB, ADB, JICA không quy định về ngưỡng chỉ định thầu mà mặc định hầu hết các gói thầu phải áp dụng đấu thầu cạnh tranh.

25/11/2019 09:02

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Tiến, UBND xã Tiền Tiến, huyện Thành Hà, tỉnh Hải Dương đề nghị giải đáp một số nội dung có liên quan đến Luật Đấu thầu như sau:

Quy định nào của pháp luật quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân được mua hồ sơ mời thầu xây dựng, mua sắm hàng hóa? Tổ chức, cá nhân đến mua hồ sơ mời thầu cần những loại giấy tờ gì để đủ điều kiện mua hồ sơ mời thầu? Các cá nhân không thuộc tổ chức, doanh nghiệp nào thì có đủ điều kiện được mua hồ sơ mời thầu?

Có quy định nào của pháp luật quy định giá trúng thầu của gói thầu phải thấp hơn giá mời thầu là bao nhiêu % không?

Trong thực tế xảy ra hiện tượng người đến hỏi mua hồ sơ mời thầu thì nhiều nhưng khi kết thúc bán hồ sơ mời thầu chỉ có 3 tổ chức cá nhân mua và nộp hồ sơ dự thầu. Chính vì lý do này, để bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu ông Tiến đề nghị cơ quan chức năng nên có hướng dẫn bổ sung về điều kiện, các giấy tờ để đủ điều kiện được mua hồ sơ mời thầu.

Việc kiểm soát chữ ký và dấu đóng trên giấy giới thiệu của các cá nhân đại diện cho các tổ chức đến mua hồ sơ mời thầu là rất khó khăn đối với chính quyền cơ sở. Do vậy, ông Tiến đề nghị nên có hướng dẫn chi tiết để chính quyền cơ sở có điều kiện phân biệt và loại bỏ những tổ chức, cá nhân dùng dấu giả để trục lợi thông qua việc mua hồ sơ mời thầu.

Để phù hợp với giá cả thị trường hiện tại và giá vật liệu ngày càng tăng của thị trường đề nghị Chính phủ nên nâng hạn mức chỉ định thầu xây dựng nên 5 tỷ đồng.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lượng nhà thầu

Khoản 1, Điều 20 và Điểm e, Khoản 1, Điều 43 Luật Đấu thầu quy định đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

Theo đó, gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự theo quy định nêu trên.

Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ số lượng hồ sơ mời thầu để phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu.

Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi hồ sơ dự thầu được tiếp nhận theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Giảm hạn mức chỉ định thầu là cần thiết

Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP (đã hết hiệu lực vào ngày 15/8/2014), hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu hàng hóa là 2 tỷ đồng, gói thầu tư vấn là 3 tỷ đồng, gói thầu xây lắp là 5 tỷ đồng.

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu là 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, 1 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, hàng hóa. Việc giảm hạn mức chỉ định thầu như quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là phù hợp, cần thiết vì một số lý do chủ yếu sau đây:

- Theo xu hướng và thông lệ quốc tế, chỉ định thầu chỉ thực hiện trong một số ít các trường hợp đặc biệt và với gói thầu có giá trị rất nhỏ. Các hướng dẫn đấu thầu của WB, ADB, JICA không quy định về ngưỡng chỉ định thầu mà mặc định hầu hết các gói thầu phải áp dụng đấu thầu cạnh tranh.

Ngoài ra, Hiệp định CPTPP cũng không quy định về ngưỡng chỉ định thầu, đồng thời chỉ cho phép chỉ định thầu trong một vài trường hợp rất hạn chế với các điều kiện nghiêm ngặt.

- Chỉ định thầu dễ kéo theo tình trạng “xin-cho” làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch trong chi tiêu, sử dụng nguồn vốn Nhà nước, tạo tâm lý cho một bộ phận nhà thầu ỷ lại vào quan hệ với chủ đầu tư, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, làm méo mó thị trường, không tạo cơ hội tham gia cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

- Mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng đã được xây dựng khá đầy đủ, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia luôn sẵn sàng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khi tổ chức đấu thầu, tham gia đấu thầu qua mạng.

Đối với các gói thầu nhỏ, thay vì chỉ định thầu thì nên tiến hành đấu thầu qua mạng để vừa tiết kiệm thời gian, giấy tờ, vừa tăng cường tính công bằng, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Theo đó, đề nghị nâng hạn mức chỉ định thầu của ông Hoàng Văn Tiến là không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Chinhphu.vn