• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Viên chức được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

(Chinhphu.vn) – Ông Trần Duy Ngọc (Phú Yên) là nhân viên văn phòng của trường học, có hợp đồng làm việc lâu dài. Ông đã nghỉ chữa bệnh theo chế độ nhưng chưa khỏi. Nay ông tiếp tục muốn xin nghỉ không hưởng lương một thời gian để điều trị. Ông Ngọc hỏi, ông cần làm thủ tục gì và được phép nghỉ trong khoảng thời gian bao lâu?

13/05/2021 08:02

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức 2010 thì viên chức được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Liên quan đến chế độ ốm đau thì Điều 26 Luật BHXH 2014 quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong một năm được tính theo ngày làm việc như sau:

Đối với công việc trong môi trường làm việc bình thường, người lao động được phép nghỉ 30 ngày cho chế độ ốm đau nếu như người đó có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm, nếu đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì người lao động được nghỉ 40 ngày cho chế độ ốm đau, nếu thời gian tham gia bảo hiểm của người đó được ghi nhận từ đủ 30 năm trở lên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 60 ngày.

Người lao động làm những công việc, làm nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại hoặc ở mức đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc mà thuộc đối tượng, danh mục do Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc người lao động làm việc ở địa bàn nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở đi, cộng với có thời gian tham gia BHXH mà dưới 15 năm thì được hưởng 40 ngày cho chế độ ốm đau; nếu thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 50 ngày; nếu thời gian tham gia bảo hiểm của người đó được ghi nhận từ đủ 30 năm trở lên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 70 ngày (những ngày nghỉ chế độ này không tính ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết và các ngày nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật).

Trong quá trình lao động, người lao động nếu phải nghỉ việc để điều trị bệnh đối với các căn bệnh nằm trong Danh mục các bệnh bắt buộc phải tiến hành chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được áp dụng thời gian nghỉ cho chế độ ốm đau như sau:

- Người lao động được phép nghỉ nhiều nhất là 180 ngày, trong đó bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần;

- Nếu như hết thời hạn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau vừa nêu trên mà người lao động vẫn chưa hồi phục, chưa có dấu hiệu khỏi bệnh mà cần tiếp tục điều trị thêm thì được phép hưởng chế độ ốm đau tiếp tục nhưng lúc này sẽ được áp dụng với mức thấp hơn, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện thời gian hưởng tiếp chế độ ốm đau tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Chinhphu.vn