• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp

(Chinhphu.vn) - Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật về đất đai. Chính quyền địa phương chỉ đạo, giám sát thực hiện đầy đủ việc trồng rừng thay thế đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.

05/04/2017 07:20

Ảnh minh họa

Đó là nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị “Tổng kết Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020”.

Kết luận nêu rõ, từ nay đến năm 2030 phải tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ: Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên; phát triển và nâng cao năng suất chất lượng rừng; nâng cao giá trị và sức cạnh tranh, trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 gắn với tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Hoàn thành việc rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia, xác định rõ lâm phận ổn định; kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và trên thực địa. Gắn quy hoạch rừng với tái cấu trúc ngành lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Mỗi vùng, địa phương phải xác định sản phẩm chủ lực, tập trung đầu tư phát triển; gắn tái cơ cấu lâm nghiệp với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; gắn tái cấu trúc lại lâm nghiệp với bố trí lại dân cư.

Đẩy mạnh giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể; tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp tạo các vùng nguyên liệu thông qua liên kết, liên doanh giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi; khuyến khích hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực.

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ phát triển, đặc biệt là ban hành, thực thi các sáng kiến tài chính mới tạo nguồn thu, bồi hoàn giá trị của rừng.

Phát triển thị trường tiêu thụ lâm sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại và chế biến lâm sản nội địa. Đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn của Việt Nam, phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế. Chủ động hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020; xác định sản phẩm lâm nghiệp chủ lực của địa phương; rà soát, xây dựng và bố trí đủ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2017.

Bên cạnh đó, hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2017. Đối với các dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế, không để tồn Quỹ; trường hợp không còn đất thì chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để bố trí trồng rừng thay thế tại các địa phương khác.

Từ năm 2011 đến nay, với sự nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành, địa phương, ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, bình quân 6,57%/năm giai đoạn 2013-2016 so với 5,03%/năm giai đoạn 2010-2012; xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng gấp hơn 2 lần, từ bình quân 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn từ 2011-2015; năm 2016, đạt 7,3 tỷ USD, xuất siêu 5,4 tỷ USD; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần, từ 5,16 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016.

Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 39,7% năm 2011 lên 41,19% năm 2016; công tác phát triển rừng, trồng rừng thay thế, trồng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu được các địa phương tích cực triển khai, cả nước trồng được 1,34 triệu ha rừng tập trung, bình quân gần 223 nghìn ha/năm.

Hoàng Diên