Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Nếu như quy định pháp luật về tài sản số giúp bảo đảm sự tuân thủ, nghiêm minh và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia thì quy tắc đạo đức, tiêu chuẩn cộng đồng sẽ giúp củng cố niềm tin và thúc đẩy sự thực thi quy định pháp lý từ chính nội tại cộng đồng.
(Chinhphu.vn) – Năm 2021-2022, Việt Nam luôn nằm trong top 3 trên toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số (nghĩa là 21% dân số Việt Nam sở hữu) chỉ sau UAE và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực này còn "mong manh" đòi hỏi cần khẩn trương hoàn thiện các quy định bảo đảm khuyến khích các DN công nghệ phát triển cũng như hoàn thành đầy đủ trách nhiệm về thuế.
(Chinhphu.vn) - Việc xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo cần kết hợp giữa các kinh nghiệm thực tiễn từ ngành tài chính truyền thống, đặc biệt là các nguyên tắc quản lý rủi ro với chuyên môn sâu về các công nghệ mới nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng, sự bền vững của hệ thống và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
(Chinhphu.vn) - Hội nghị "World Blockchain Web 3.0 MARVELS HCMC 2023" giữa Việt Nam và Hàn Quốc tổ chức tại TPHCM đã tạo cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc kết nối và đạt được việc ký kết các bản ghi nhớ với các doanh nghiệp Việt Nam.
(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo đáng tiếc xảy ra trên diện rộng trong lĩnh vực tiền ảo. Một nguyên nhân chính là sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin của những người muốn làm giàu nhanh chóng. Việc truyền thông đề cập nhiều đến các khái niệm Tiền Kỹ thuật số, Tiền Mã hóa và Tiền ảo nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác khiến người dân đổ xô đầu tư mà không phân biệt được giá trị thực, các đối tượng lừa đảo có cơ hội lợi dụng, tạo ra nhiều hệ lụy xấu tới xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới những người nghiên cứu bài bản, khoa học và ứng dụng công nghệ cao vào đời sống.