• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đi làm khi chưa hết thời gian thai sản, chế độ hưởng thế nào?

(Chinhphu.vn) - Bà Phan Linh (Quảng Ninh) nghỉ thai sản từ cuối tháng 3/2023, theo chế độ thì bà nghỉ đến hết tháng 9/2023. Tuy nhiên, vì lý do công việc, cuối tháng 8 bà đã đi làm.

20/10/2023 07:02

Bà Linh đã cung cấp xác nhận của bệnh viện đủ điều kiện đi làm và được lãnh đạo chấp thuận. Trong thời gian một tháng bà đi làm sớm, bà có xin nghỉ 4 ngày, bên nhân sự không đồng ý tính công phép cho bà mà chấm công nghỉ không lương với lý do, thời gian này vẫn đang trong 6 tháng thai sản, bà Linh đã được nhận tiền theo chế độ rồi.

Tháng 9 công ty đã tăng BHXH của bà như bình thường. Phép năm của bà vẫn còn.

Bà Linh hỏi, theo Bộ luật Lao động thì 4 ngày nghỉ của bà có được tính là nghỉ phép không, hay tính nghỉ không lương?

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định trên, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Theo quy định nêu trên:

Việc bà trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng, đã được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật về lao động và được coi là đã trở lại làm việc bình thường.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

Trường hợp bà có nhu cầu ngày nghỉ hằng năm không trùng với lịch nghỉ do người sử dụng quy định thì phải thực hiện thỏa thuận với người sử dụng lao động và phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Đăng Khôi