• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng khi chênh lệch giá vật liệu

(Chinhphu.vn) - Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể về phương pháp điều chỉnh, chủ đầu tư và nhà thầu cần thống nhất về phương pháp điều chỉnh giá phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và các quy định của pháp luật.

27/05/2016 08:02

Cơ quan của ông Nguyễn Ngọc Hà (TP. Hồ Chí Minh) ký kết hợp đồng xây dựng theo hình thức điều chỉnh giá từ năm 2008, trong hợp đồng không quy định cụ thể phương pháp điều chỉnh giá.

Hiện nay cơ quan của ông tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng để quyết toán công trình thì gặp vướng mắc như sau: Dự toán được duyệt tại thời điểm giá vật tư tăng cao, khi đấu thầu giá vật tư xuống thấp, nhưng nhà thầu vẫn trúng thầu với giá trúng thầu sát giá dự toán được duyệt. Khi thi công, giá vật tư càng xuống thấp hơn. Do vậy, khi tiến hành điều chỉnh giá, cơ quan của ông Hà áp dụng phương pháp điều chỉnh bù trừ trực tiếp.

Theo đó, đơn giá vật tư điều chỉnh = Min (đơn giá theo hóa đơn đỏ; đơn giá theo báo giá của thành phố tại thời điểm nghiệm thu) – Max (đơn giá dự trong dự toán được duyệt; đơn giá trong dự thầu; đơn giá 28 ngày trước mở thầu).

Ông Hà hỏi, việc áp dụng phương pháp điều chỉnh như nêu trên có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Đối với hợp đồng điều chỉnh giá, khi ký kết hợp đồng hai bên phải thống nhất rõ ràng về các điều khoản liên quan đến điều chỉnh giá bao gồm phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và cơ sở dữ liệu về giá được quy định tại các văn bản pháp luật hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể về phương pháp điều chỉnh, chủ đầu tư và nhà thầu cần thống nhất về phương pháp điều chỉnh giá phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và các quy định của pháp luật.

Công thức điều chỉnh giá theo phương pháp điều chỉnh bù trừ trực tiếp:

Giá trị điều chỉnh = Khối lượng vật liệu x Chênh lệch giá vật liệu

Trong đó, chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá tại thời điểm được điều chỉnh (giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán) so với giá thời điểm gốc (giá trị cao nhất giữa giá trong hợp đồng, báo giá của nhà cung cấp hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu).

Chinhphu.vn