• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mức phí và lãi thẻ tín dụng được quy định thế nào?

(Chinhphu.vn) - Tháng 10/2022, bà Lưu Quỳnh Phương (Hà Nội) đăng ký mở thẻ tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần theo hình thức mở thẻ online. Trong suốt quá trình mở thẻ, bà không nhận được bất kỳ tư vấn nào từ ngân hàng về các khoản phí của loại thẻ này.

30/03/2023 08:02

Tháng 11/2022, bà Phương phát sinh dư nợ 549.000 đồng phí thường niên của thẻ này. Ngày 6/12/2022, bà đã thanh toán khoản phí nêu trên.

Đến ngày 29/12/2022, bà Phương gọi điện lên tổng đài của ngân hàng để đóng thẻ tín dụng thì được dẫn chiếu quy định của ngân hàng đối với loại thẻ này như sau:

"Phí chậm thanh toán: 4%/số tiền chậm thanh toán (tối thiểu: 200.000 VNĐ, tối đa: 2.000.000 VNĐ).

Áp dụng trên toàn bộ dư nợ cuối kỳ chưa thanh toán theo thông báo của Bảng sao kê Thẻ tín dụng hàng tháng".

Ngân hàng thông báo bà Phương đã quá hạn 1 ngày (ngày đến hạn là 5/12/2022) và đã thu của bà 200.000 đồng phí quá hạn này và tính vào dư nợ thẻ tín dụng của bà.

Như vậy, tiền phí quá hạn, nhưng bản chất là lãi phạt quá hạn của ngân hàng hiện thu của bà Phương với khoản dư nợ này đã lên đến 200.000/549.000 = 36% cho 1 ngày quá hạn, tương đương mức lãi suất 12.960%/năm. Đây là mức phí vi phạm pháp luật.

Ngoài ra ngân hàng còn thu một loại phí 499.000 đồng cho việc bà đóng thẻ trước 12 tháng.

Như vậy, dù chưa tiêu dùng, vay một khoản nào, bà Phương đã phải trả khoản phí tổng cộng 1.248.000 đồng.

Bà Phương cho rằng, ngân hàng đã thu lãi phạt quá hạn vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất; cấp tín dụng không có thẩm định đầy đủ về khách hàng, có dấu hiệu vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; nhân viên tư vấn thông tin không đầy đủ cho khách hàng, có dấu hiệu lừa đảo.

Bà đề nghị cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin và có hướng xử lý, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bảo đảm tính minh bạch, kỷ cương của hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

- Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

"1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật".

- Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:

Về phí dịch vụ thẻ, Khoản 1 Điều 5 quy định: Tổ chức phát hành thẻ thu phí theo Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình và không được thu thêm bất kỳ loại phí nào ngoài Biểu phí đã công bố. Biểu phí dịch vụ thẻ phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại thẻ và dịch vụ thẻ.

Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ phải phù hợp với quy định của pháp luật, được niêm yết công khai và phải cung cấp cho chủ thẻ trước khi sử dụng và khi có sự thay đổi.

Các hình thức thông báo và cung cấp thông tin về phí cho chủ thẻ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Thời gian từ khi thông báo đến khi áp dụng các thay đổi về phí tối thiểu là 07 ngày và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

Khoản 1 Điều 13 về Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ quy định:

"Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

... đ) Quy định về phí (các loại phí, các thay đổi về phí);

.. g) Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ, bao gồm:... Lãi suất, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay (đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được thấu chi); thời hạn cấp tín dụng, mục đích vay, thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, phương thức trả nợ, phí phạt khoản nợ quá hạn (nếu có). Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ có thể được nêu trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ hoặc tại văn bản thỏa thuận riêng".

Điều 20 quy định về tra soát, xử lý khiếu nại, chủ thẻ có quyền khiếu nại và tổ chức phát hành thẻ có trách nhiệm giải quyết, trả lời khiếu nại của chủ thẻ.

Căn cứ theo quy định hiện hành, tổ chức phát hành thẻ và khách hàng thỏa thuận về việc cấp tín dụng qua thẻ (bao gồm: Lãi suất, thời hạn trả nợ, phí phạt nợ quá hạn...) theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các văn bản thỏa thuận khác... theo quy định của pháp luật.

Để có đầy đủ thông tin, cơ sở giải quyết kiến nghị của bà Lưu Quỳnh Phương, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) đã có công văn  đề nghị ngân hàng nơi bà Phương mở thẻ tín dụng rà soát, xử lý kiến nghị theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước.

Chinhphu.vn