• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tặng cho di sản thừa kế cần chuẩn bị giấy tờ gì?

(Chinhphu.vn) - Ông bà nội của ông Nguyễn Bá Ý (Gia Lai) đã mất. Hiện ông Ý sinh sống trên thửa đất do ông bà nội để lại. Ông bà nội của ông có 5 người con, trong đó, bố của ông Ý đã mất, 4 người con còn lại đồng ý tặng, cho phần thừa kế của họ cho ông Ý.

17/01/2024 17:02

Ông Ý hỏi, ông cần chuẩn bị giấy tờ gì để thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông nội sang cho ông?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự, những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội ông Ý chỉ còn lại 5 người con, mỗi người được hưởng 1/5 tài sản của ông bà nội.

Trường hợp bố ông Ý chết sau ông bà nội, thì 1/5 tài sản mà bố ông Ý được hưởng từ ông bà nội, sẽ được chia cho ông Ý và các người con khác của bố ông Ý (nếu có).

Trường hợp bố ông Ý chết trước ông bà nội, căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị, ông Ý và các người con của bố ông Ý (nếu có) được hưởng phần di sản mà bố ông được hưởng nếu còn sống.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, những người được hưởng di sản gồm 4 người con của ông nội và những người con khác của bố ông Ý (nếu có) đồng ý tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho ông Ý thì ông Ý đủ điều kiện làm thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất từ ông nội sang tên ông Ý.

Để tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông nội;

- Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của ông nội, bà nội và bố ông Ý;

- Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc giấy tờ tài liệu khác chứng minh cha mẹ của ông bà nội đều đã chết;

- Giấy đăng ký khai sinh;

- Căn cước công dân của những người thừa kế tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông nội.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.