• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ thai sản đối với nhân viên y tế trường học

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Hòa là nhân viên y tế của một trường công lập thuộc quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Bà được công nhận là viên chức chính thức từ tháng 5/2013, hiện hưởng lương bậc 2, hệ số 2,06; phụ cấp nghề 20%. Đến tháng 5/2017 bà được tăng lương lên bậc 3; hệ số 2,26.

23/05/2017 07:20

Bà Hòa dự kiến sinh con vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2017. Bà hỏi, chế độ thai sản của bà sẽ được tính như thế nào?

Theo quy định, giáo viên được nghỉ 2 tháng hè, còn nhân viên như bà Hòa được nghỉ 1 tháng hè. Thời gian nghỉ thai sản của bà trùng với thời gian nghỉ hè (bà đi làm hết tháng 6/2017). Vậy, thời gian nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè của bà sẽ được tính như thế nào?

Trong thời gian bà nghỉ thai sản, nhà trường có được yêu cầu bà đến trường để làm công việc chuyên môn y tế không? Nếu được thì  bà có được nghỉ bù cho thời gian đó không? 

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 31; Khoản 1, Điều 34 và Điểm a, Khoản 1, Điều 39 Luật BHXH, điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con.

Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.

Theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 47/2016/NĐ-CP, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/1 đến ngày 30/6/2017 là 1.210.000 đồng/tháng.

Trường hợp bà Nguyễn Thị Hòa hiện đang đóng BHXH theo mức lương bậc 2 hệ số 2,06. Từ tháng 5/2017, sẽ được nâng bậc và đóng BHXH theo mức lương bậc 3 hệ số 2,26. Bà Hòa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế mức 20% nhưng khoản phụ cấp này không dùng đóng BHXH. Bà Hòa dự kiến sinh con vào cuối tháng 6/2017 hoặc đầu tháng 7/2017. Mức hưởng chế độ thai sản của bà Hòa sẽ căn cứ vào quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2017 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 2,06 x 1.210.000đồng = 2.492.600 đồng/tháng.

- Từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2017 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 2,26 x 1.210.000 đồng = 2.734.600 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của bà Hòa được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (2.492.600 x 4 2.734.600 x 2)/6 = 2.573.267 (đồng/tháng).

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của bà Hòa là 2.573.267 đồng/tháng.

(Mức chi cụ thể BHXH sẽ tính toán chi trả chế độ trên cơ sở hồ sơ thực tế về quá trình, mức đóng BHXH của bà Hòa).

Cùng với mức hưởng chế độ thai sản nêu trên, căn cứ Điều 38 Luật BHXH, bà Hòa còn được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng bà Hòa sinh con.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc của Giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác. Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Bà Hòa là nhân viên y tế trường học, được vận dụng quy định nêu trên, bố trí nghỉ phép hàng năm vào dịp hè 1 tháng là phù hợp. Nếu thời gian bà Hòa được bố trí nghỉ phép trong dịp nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ sinh con thì cùng với chế độ thai sản do BHXH chi trả, nhà trường phải thanh toán cho bà Hòa thời gian 1 tháng nghỉ phép (nghỉ hè) nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật BHXH, sau khi đã nghỉ hưởng chế độ sinh con ít nhất được 4 tháng, nếu có yêu cầu của nhà trường về công việc chuyên môn y tế và hai bên đồng ý, thì bà Hòa có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.

Nếu thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh theo yêu cầu của nhà trường để thực hiện chuyên môn y tế với thời gian ngắn, đột xuất thì bà Hòa có thể được bố trí nghỉ bù, hoặc thanh toán tiền lương làm thêm giờ.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.