• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trả lại hàng hóa, kê khai hóa đơn thế nào?

(Chinhphu.vn) - Công ty của bà Nghiêm Thùy Dương mua 1 lô hàng trị giá 100 triệu đồng vào tháng 2/2023, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào 10 triệu đồng. Sau khi nhận hàng và hóa đơn GTGT của người bán xuất, công ty thực hiện kê khai thuế GTGT của hóa đơn trên.

24/12/2023 08:02

Tháng 3/2023, công ty bà Dương phát hiện lô hàng đã mua bị lỗi nên yêu cầu trả lại lô hàng này. Theo đó, bên bán đã xuất hóa đơn điều chỉnh giảm cho lô hàng bị trả lại, điều chỉnh giảm trị giá hàng hóa là 100 triệu đồng, giảm thuế GTGT 10 triệu đồng.

Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 và Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, khi phát sinh hóa đơn điều chỉnh, công ty bà phải thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ thuế tháng 2/2023. Sau khi kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm, công ty phát sinh tăng số thuế GTGT phải nộp và tiền chậm nộp thuế.

Theo ý kiến của bà Dương, các doanh nghiệp mua bán hàng hóa thì việc phát sinh hàng hóa bị lỗi, không đúng chất lượng không thể tránh khỏi. Nhưng nếu việc mua hàng hóa bị lỗi phải trả lại hàng thì bên mua hàng phải gánh chịu tiền phạt thuế khi phải kê khai hóa đơn điều chỉnh vào kỳ khai thuế của hóa đơn bị điều chỉnh.

Bà Dương hỏi, công ty có được kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm do trả lại hàng kém chất lượng vào kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh (kỳ tháng 3/2023) hay không?

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

"1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.

3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;

b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

a) Tờ khai bổ sung;

b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan…".

Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ:

"4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính người nộp thuế khai bổ sung như sau:

a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế GTGT đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế".

Căn cứ Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử lý hóa đơn có sai sót;

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty của bà có thực hiện điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện kê khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Chinhphu.vn